Hotline: 0943488989

Sợ thang máy: Nguyên nhân và cách giải quyết

Thứ hai - 23/11/2020 15:28  |  1832
Thang máy rất hữu ích và tiện lợi nhưng bạn luôn cảm thấy sợ hãi, khó chịu mỗi khi sử dụng chúng? Meclift sẽ gợi ý cho bạn cách xóa bỏ nỗi sợ đối với loại phương tiện di chuyển an toàn nhất thế giới này.
Sợ thang máy: Nguyên nhân và cách giải quyết
Thang máy rất hữu ích và tiện lợi nhưng bạn luôn cảm thấy sợ hãi, khó chịu mỗi khi sử dụng chúng? Meclift sẽ gợi ý cho bạn cách xóa bỏ nỗi sợ đối với loại phương tiện di chuyển an toàn nhất thế giới này.

Để giải quyết sự khó khăn khi phải di chuyển giữa các tầng trong một tòa cao ốc, có thể nói thang máy là một thiết bị đáp ứng được tất cả chúng ta một cách đơn giản và thuận tiện nhất. Tuy nhiên, khi thang máy ngày càng trở nên phổ biến, lại càng có nhiều người dùng gặp phải những nỗi sợ khác nhau khi sử dụng thiết bị này.

Vậy nguyên nhân là do đâu và có cách nào để khách hàng vượt qua được nỗi sợ này hay không? Hãy cùng Meclift tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sợ thang máy là tình trạng gì?

Khi đi thang máy, một số người dùng có thể đột nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh hơn hoặc sinh ra những cảm giác sợ hãi vô định, bất an về mặt tâm lý. Đây chính là tình trạng sợ hãi khi đi thang máy mà khá nhiều khách hàng hiện đang gặp phải.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ thang máy

1. Các hội chứng sợ hãi

Hầu hết các trường hợp sợ thang máy đều bị ảnh hưởng từ những hội chứng tâm lý mà cá nhân đó mắc phải. Có thể kể đến như:

– Hội chứng sợ độ cao (Acrophobia): Những người mắc phải hội chứng này đều bị sợ hãi và ám ảnh cực đoan đối với độ cao. Việc phải sử dụng thang máy để đi lên những tầng cao hơn sẽ gây ra không ít chấn động và lo lắng cho những đối tượng này, đặc biệt là các loại thang máy quan sát (lắp kính trong suốt).

– Hội chứng sợ không gian kín (Claustrophobia): Đây là nỗi sợ bị bao vây trong một không gian nhỏ hoặc phòng kín không thể trốn thoát. Các khách hàng gặp phải hội chứng này sẽ luôn sợ và khó chịu mỗi khi thang máy đóng kín lại để di chuyển, do đó, trong tâm lý của họ cũng hình thành luôn nỗi sợ thang máy.
 
so-thang-may-nguyen-nhan-va-cach-giai-quyet

2. Cơ thể giữ thăng bằng không tốt

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho bạn có nỗi sợ khi đi thang máy là do cơ thể không thích ứng được mỗi khi di chuyển trong không gian và gây ra các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, tim đập nhanh khi đi thang máy,…

Thông thường, khi bạn bắt đầu di chuyển, mắt sẽ phát hiện sự di chuyển của cơ thể, lòng bàn chân cảm nhận được áp lực khi cơ thể tiếp xúc với mặt đất, tai trong cùng các cơ xương khớp sẽ ghi nhận các chuyển động. Và khi thần kinh trung ương không nhận được các tín hiệu trên một cách đồng bộ, não sẽ tự gây ra những rối loạn dẫn đến các triệu chứng kể trên.

Ngoài ra, trong không gian kín và đi càng lên cao, con người sẽ càng dễ hoảng loạn, đặc biệt những người có sức khỏe yếu, hay bị say tàu, say xe thường dễ gặp phải tình trạng này.

3. Ám ảnh tâm lý

Theo tháp nhu cầu của con người, chúng ta luôn tìm kiếm sự an toàn và cảm thấy mẫn cảm, bất an đối với những sự vật được đánh giá là nguy hiểm. Trường hợp sợ thang máy cũng tương tự như vậy.

Một bài báo viết về các sự cố, tai nạn gặp phải trong thang máy có thể tác động không tốt đối với những người có tâm lý dễ bị ảnh hưởng. Khi nhận được những thông tin tiêu cực như vậy, họ không hình thành phản ứng cảnh giác và cẩn thận, mà lại tự sinh ra một tâm lý sợ hãi và muốn né tránh khi phải tiếp xúc trực tiếp.

Một số trường hợp có thể là do người dùng đã từng sử dụng thang máy và gặp phải sự cố gây chấn động không nhỏ đến tâm lý như thang bị tạm dừng hoạt động, thang bị kẹt hay ngắt điện, hoặc gặp phải những sự cố khác vô tình diễn ra trong thang máy (trộm cướp, bạo lực,….). Những tình huống như vậy sẽ để lại ám ảnh tâm lý khiến họ tự động sinh ra phản xạ không muốn bước chân vào thang máy nữa.

Vượt qua nỗi sợ hãi thang máy bằng cách nào?

1. Cải thiện sức khỏe

Để giảm thiểu và xoa dịu các triệu chứng, bạn hãy tập thể dục, rèn luyện nhiều hơn để có một cơ thể khỏe mạnh, tâm lý ổn định và ít bị tác động tiêu cực hơn.

Các môn thể dục phù hợp: Bạn có thể tập bất kỳ loại hình thể thao nào mà mình yêu thích. Đặc biệt, các môn như yoga hay thiền sẽ giúp bạn thư giãn, kiểm soát tâm lý của mình tốt hơn để không còn quá hoảng loạn mỗi khi đi thang máy nữa.

2. Ổn định tâm lý

Trong quá trình sử dụng thang máy, bạn đừng nên tạo áp lực quá nhiều cho bản thân mình. Hãy thử suy nghĩ tích cực, nghĩ đến một chuyện vui nào đó hoặc tập trung suy nghĩ về công việc của mình. Như vậy, bạn sẽ phân tán đi độ tập trung về việc đi thang máy và không còn quá sợ hãi nữa.

Đồng thời, khi đi thang máy, bạn có thể chọn đứng ở giữa cabin hoặc sát vào một bên ở những vị trí có tay vịn để tăng cảm giác an toàn cho bản thân mình.

Ngoài ra, bạn nên tránh những thang máy đã cũ kỹ, lựa chọn những địa điểm lắp đặt thang máy mà bạn cảm thấy tin tưởng để sử dụng trước, như vậy có thể giúp bạn dần dần gỡ bỏ được sự phòng bị tiêu cực trong tâm lý.

3. Bổ sung kiến thức

Với những ám ảnh về sự cố khi đi thang máy, bạn hãy thử tìm hiểu nhiều hơn về cách thức hoạt động và độ an toàn của thang máy.

Ngoài ra đừng quên tìm hiểu về các cách xử lý tốt nhất khi gặp phải sự cố trong thang máy, làm thế nào để bảo vệ bản thân và liên hệ bên ngoài nếu thang máy gặp trục trặc? Tất cả những sự chuẩn bị này có thể giúp bạn cảm thấy yên tâm và không cần phải quá lo lắng khi di chuyển bằng thang máy.

4. Hạn chế rủi ro

Trước tiên, khi đã có kiến thức nhiều hơn về cách sử dụng thang máy an toàn, bạn có thể kiểm tra xem liệu thang máy mà mình sắp sử dụng đã có biện pháp đề phòng hay chưa. Chọn đi thang máy có xây dựng vững chắc, hoạt động trơn tru sẽ ít gặp sự cố hơn.

Một số trường hợp bị các hội chứng tâm lý không thể chữa trị hoàn toàn, ví dụ như sợ độ cao, thì bạn nên tránh đi các loại thang máy trong suốt để không bị ảnh hưởng đến tâm lý.

Chú ý khi đến tầng mà bạn muốn, hãy đợi thang dừng lại và mở cửa hoàn toàn rồi mới bước ra, đừng vội vã hay vì sợ hãi mà cố gắng chạy thật nhanh ra ngoài, phản ứng như vậy thường sẽ khiến cơ thể khó kiểm soát và có thể gây ra những tai nạn ngoài ý muốn.
so-thang-may-nguyen-nhan-va-cach-giai-quyet

5. Gặp bác sĩ tâm lý

Trong trường hợp bạn không thể tự vượt qua nỗi sợ thang máy do ám ảnh tâm lý quá lớn, bạn có thể đến gặp các bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

Nhìn chung, phần lớn nguyên nhân gây ra hội chứng này đều là do sợ hãi về mặt tâm lý, do đó các nhà tư vấn tâm lý có thể đưa ra những giải pháp giúp bạn cải thiện và giảm bớt nỗi sợ hiệu quả hơn.

Thang máy có thật sự đáng sợ?

Chưa kể đến mức độ thuận tiện và những lợi ích khác, thang máy có thể nói là một trong những phương tiện di chuyển an toàn nhất trên thế giới.

Các sự cố xảy ra bởi thang máy thường rất ít, chủ yếu là do gặp một ít trục trặc về kỹ thuật hoặc không được bảo dưỡng, thiết bị đã quá cũ kỹ,… Tuy nhiên, phần lớn các sự cố này đều không gây nguy hiểm nhờ rất nhiều phương án hỗ trợ trục trặc thang máy được thiết kế sẵn ngay từ ban đầu.

Nếu thang máy bạn đang sử dụng có vấn đề, bạn có thể nhấn chuông để báo lại ngay với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật và được hỗ trợ giải quyết vấn đề ngay. Ngoài ra, trong quy trình lắp đặt thang máy, Meclift luôn cân nhắc về vấn đề an toàn lắp đặt để hạn chế tối đa tất cả các rủi ro có thể xảy ra, nên bạn có thể yên tâm hơn mỗi khi sử dụng thang máy.

Thang máy là phương tiện cực kỳ phổ biến hiện tại, khi công nghệ phát triển và những tòa nhà cao tầng mọc lên ở khắp nơi, việc sử dụng thang máy, đặc biệt là thang máy gia đình sẽ là một phương án tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Vì vậy, hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi không đáng có này và cùng tận hưởng những ưu điểm nổi bật của thang máy nhé!
Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây