Hotline: 0943488989

Phân biệt thang máy điện có phòng máy và không có phòng máy

Thứ bảy - 24/06/2017 11:23  |  1156
Nếu ở những năm đầu của thập kỷ 21, khái niệm đi thang máy là một điều gì đó khá lạ lẫm và sang chảnh thì bây giờ khái niệm này đã trở nên quá bình thường vì đó là phương tiện di chuyển tầng tất yếu ở những tòa nhà có từ 5 – 6 tầng trở lên.

 

Như ở bài trước Thang máy APL đã giúp bạn tổng quan về cách phân loại thang máy theo công dụng của từng loại thang thì ở trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp cận đến các loại hình thang máy ở góc cạnh khác. Đó là trên phương diện thang máy điện.
Cách phân loại thang máy theo hình thức và công dụng

A. Thang máy có phòng máy

Các bộ phận chính của thang máy có phòng máy: Phòng máy, cabin, đối trọng, ray dẫn hướng, hố thang.

1. Phòng máy:

Phòng máy là nơi dành riêng để lắp đặt máy và các thiết bị liên quan  như: Tủ điện, Motor kéo, các puly, bộ bạn chế tốc độ.

- Tủ điện: Nơi cung cấp điện cho các thiết bị trong thang máy.

- Motor kéo: Được lắp phía trên giếng thang, kéo cabin, đối trọng lên xuống thông qua cáp treo.

- Bộ hạn chế vượt tốc: Là bộ phận an toàn chuyển động độc lập với cabin, đối trọng. Khi cabin, đối trọng chạy quá vận tốc cho phép hoặc khi đứt cáp thì bộ hạn chế tốc độ sẽ tác động cắt nguồn điện của motor kéo, và khi đó bộ hãm bảo hiểm sẽ làm việc.

 Phòng máy là nơi lắp đặt tời nâng, tủ điện. Phải thoáng mát để đảm bảo không quá 40 độ vào mùa hè

2. Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng

- Cabin: Là nơi chứa người hoặc hàng hóa được di chuyển lên cao hoặc xuống thấp.

- Đối trọng: Là trọng lượng cân bằng với trọng lượng Cabin và một phần trọng lượng tải nâng (người, hàng hóa) để giảm công suất động cơ. Đối trọng chuyển động đồng phẳng và di chuyển ngược chiều với Cabin. Đối trọng thường nặng hơn cabin khoảng 40% cabin khi đủ tải.

Cabin và đối trọng được treo trên hệ thống treo và chuyển động lên, xuống thông qua cáp nâng và các puly ma sát.

- Ray dẫn hướng: Được lắp đặt dọc giếng thang dẫn hướng cho cabin, đối trọng di chuyển. Ray dẫn hướng có tác dụng giúp Cabin và đối trọng luôn giữ đúng vị trí theo thiết kế khi di chuyển. Ray dẫn hướng phải được thiết kế đủ độ cứng vững để giữ được Cabin và đối trọng tựa trên ray khi bị đứt cáp hoặc khi cabin, đối trọng chạy quá vận tốc cho phép.

- Ngàm dẫn hướng: Giúp cho cabin, đối trọng di chuyển không bị lệch khỏi ray dẫn hướng.

3. Hố thang

Hố thang là phần giếng thang phía dưới mặt sàn tầng dừng thấp nhất.

- Giảm chấn: Là thiết bị làm cữ chặn đàn hồi ở cuối hành trình, có tác dụng phanh hãm bằng thủy lực hoặc lò xo, hoặc một phương tiện tương tự khác.

B. Thang máy không có phòng máy

Thang máy không có phòng máy có cấu tạo tương tự thang máy có phòng máy. Chỉ khác biệt về cách bố trí tủ điện và motor kéo. Thang máy không phòng máy thì có motor kéo được lắp đặt trên đỉnh giếng thang và tủ điện được lắp đặt bên hông giếng thang.

C. Nguyên lý hoạt động của thang máy điện

Khi nhận lệnh từ bảng điều khiển tại các tầng thì tủ điện sẽ cấp điện cho motor kéo làm cho puly ma sát quay. Khi đó cáp nâng sẽ tác động lên hệ thống treo làm cho cabin chuyển động lên, xuống theo ray dẫn hướng đến các tầng yêu cầu. Khi cabin dừng tại cửa tầng thì cửa cabin và cửa tầng đồng thời mở ra cùng lúc thông qua hệ thống khóa liên động.

Trường hợp cabin, đối trọng chạy quá vận tốc cho phép (khoảng 15% vận tốc định mức) thì bộ hạn chế tốc độ sẽ làm việc, bộ hãm bảo hiểm êm sẽ tác động kẹp hãm từ từ lên ray dẫn hướng nhằm hạn chế phản lực tác động lên cabin không cho cabin chạy vượt quá tốc độ. Với trường hợp bị đứt cáp hoặc bộ hãm bảo hiểm êm không làm việc thì bộ hãm bảo hiểm tức thời sẽ làm việc hãm cabin tức thời luôn trên ray.

Công ty TNHH Thang máy APL hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được những kiến thức cơ bản về cách phân loại thang máy điện.

Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây